[Văn mẫu học sinh] Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Có chí thì nên”
2. Thân bài
-Giải thích
+“chí”: chí ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống.
+ “nên”: nên ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó.
=>Khẳng định vai trò mạnh mẽ, tầm quan trọng của ý chí. Có ý chí mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. có ý chí thì mọi trở ngại, khó khan đều có thể vượt qua.
-Chứng minh
+ Ý chí tiếp cho ta sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
+ Ý chí tiếp cho ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công
+Nêu ví dụ về những người có ý chí và nghị lực dẫn đến thành công.
+Nêu gương những người có ý chí, nghị lực phi thường (Nguyễn Ngọc Ký)
-Phê phán, lật lại vấn đề
+Bên cạnh đó còn có những người không có ý chí, gặp khó là bỏ qua.
->Những người như vậy sẽ nhận lấy thất bại
3. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “Có chí thì nên”
Giải thích câu tục ngữ Có chí thì nên
Bài làm tham khảo
Mọi thành công đều đến từ ý chí, nghị lực và sự kiên cường vượt khó của con người.Thật vậy, nếu không có ý chí thì dù chỉ là khó khăn nhỏ con người cũng dễ nản lòng. Thấu hiểu được điều đó, ông cha ta đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua chướng ngại, trong đó không thể không kể đến câu tục ngữ “Có chí thì nên”.
Vậy “chí” là gì? “nên” là gì? Tại sao lại nói “có chí thì nên”? “chí” ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống.“Nên” ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống: khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
Ý chí, nghị lực là một điều không thể thiếu để đưa ta đến thành công bởi trong cuộc sống khi ta làm bất cứ việc gì, muốn thành công đều phải trải qua quá trình, một thời gian rèn luyện lâu dài. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực,lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
“Có chí thì nên” là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược . Đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm để đem lại nền hòa bình cho dân tộc như ngày nay. Và đến đây, chúng ta không thể không kể đến thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký- một tấm gương điển hình. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm.
Một điều tất nhiên là không có ý chí, con người chúng ta sẽ không thể nào thành công trong cuộc sống. Thế nhưng trong xã hội hiện nay, vẫn còn rất nhiều người thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Họ rất dễ nản chí, ngại công việc, sợ khó sợ khổ và sẵn sàng đầu hàng trước khó khăn. Những con người ấy sẽ thiếu tự tin, hay dựa dẫm vào người khác, thiếu bản lĩnh và ít khi đạt được thành công trong cuộc sống.
Ý chí là chìa khóa để đưa ta đến thành công. Vì thế ngay từ bây giờ chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình có ý chí và nghị lực, đồng thời phải đề ra các mục đích cao đẹp và quyết tâm thực hiện. Chẳng có gì là ngoài tấm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi.Thật vậy, từ đó ta mới thấy được câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao!
Phan Thị Huyền Trang